Scholar Hub/Chủ đề/#tôm càng xanh/
"Tôm càng xanh" là một loại tôm biển có màu xanh lá cây khi còn sống. Tôm càng xanh thường được sử dụng trong nhiều món ăn hải sản và được ưa chuộng bởi hương v...
"Tôm càng xanh" là một loại tôm biển có màu xanh lá cây khi còn sống. Tôm càng xanh thường được sử dụng trong nhiều món ăn hải sản và được ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon và thịt tươi ngon.
Tôm càng xanh, còn được gọi là tôm sú, tôm hùm xanh hay tôm càng gạch, là một loại tôm biển phổ biến tại các khu vực ven biển, đặc biệt là ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới. Chúng có màu sắc rất đa dạng, từ xanh lá cây, đỏ, tím đến màu nâu và thậm chí là màu hồng.
Tôm càng xanh thường sống trong các hang đá hoặc dưới các bãi cát sét, và chúng thường đi trục xuất vào ban đêm để săn mồi. Loại tôm này có thể được sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau như tôm nướng, tôm hấp hay tôm rim.
Tôm càng xanh thường có kích thước từ nhỏ tới trung bình, tùy thuộc vào loài và môi trường sống. Chúng thường là loài tôm được mua bán và sử dụng phổ biến trong ẩm thực ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước có bờ biển.
Một số thông tin về dinh dưỡng của tôm càng xanh: chúng là nguồn cung cấp protein tốt, cung cấp axit béo omega-3 và omega-6, vitamin B12, khoáng chất như sắt, kẽm và selen. Tôm càng xanh cũng có chứa lượng cholesterol khá cao, do đó cần phải được tiêu thụ cần có sự cân nhắc, đặc biệt đối với những người có vấn đề về tiểu đường và tim mạch.
Ảnh hưởng độ mặn lên chu kỳ lột xác, sinh sản và tăng trưởng của tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - Số 38 - Trang 35-43 - 2015
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của độ mặn đến sự lột xác, sinh sản và sinh trưởng của tôm càng xanh, góp phần làm cơ sở cho việc phát triển nuôi tôm càng xanh trong môi trường nước lợ. Thí nghiệm được bố trí với các nghiệm thức độ mặn khác nhau (0, 5, 10 và 15‰) trong 4 bể composite thể tích 2 m3. Mỗi bể gồm 60 lồng lưới (kích cỡ 15 × 15 × 75 cm) và mỗi lồng thả 1 con tôm, với khối lượng tôm từ 0,42 - 0,47 g /con. Sau 120 ngày nuôi, số lần lột xác của tôm ở các độ mặn khác nhau dao động từ 8 - 10 lần và chu kỳ của các lần lột xác biến động từ 7,7 - 23,8 ngày/lần. Ở độ mặn cao, tỉ lệ tôm mang trứng giảm dần, chu kỳ tái phát dục dài hơn và sức sinh sản cũng giảm dần. Đặc biệt ở độ mặn 15‰ tôm không tham gia sinh sản trong thời gian 120 ngày nuôi.Tốc độ tăng trưởng của tôm ở độ mặn 5‰ và 10‰ nhanh hơn và khác biệt có ý nghĩa so với độ mặn 0‰ và 15‰.Tỉ lệ sống của tôm ở độ mặn 5‰, 10‰ và 15‰ tốt hơn so với nghiệm thức 0‰. Kết quả trên cho thấy,khả năng phát triển nuôi tôm càng xanh ở vùng nước lợ (5 -15‰) ĐBSCL là có triển vọng.
#Tôm càng xanh #Macrobrachium rosenbergii #ảnh hưởng độ mặn #lột xác #sinh sản
Nghiên cứu bổ sung nguồn carbon ở các giai đoạn khác nhau trong ương ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) bằng công nghệ biofloc Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - - 2019
Nghiên cứu nhằm xác định giai đoạn ấu trùng thích hợp để bổ sung carbon cho sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức bổ sung carbon ở các giai đoạn ấu trùng tôm khác nhau là giai đoạn 2, 4, 6 và 8, mật độ 60 con/L, bể ương có thể tích 500 lít, nguồn carbon là bột gạo, tỷ lệ C:N = 15:1, độ mặn 12‰. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 35 ngày ương, tôm ở nghiệm thức bổ sung nguồn carbon ở giai đoạn 6 cho kết quả tăng trưởng chiều dài PL-15 cao nhất (10,10±0,20 mm) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức bổ sung carbon ở giai đoạn 8 (9,60±0,30 mm), tuy nhiên khác biệt có ý nghĩa thống kê (p
#Ấu trùng tôm càng xanh #biofloc #giai đoạn ấu trùng khác nhau
ĐÁNH GIÁ SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NGUỒN TÔM CÀNG XANH (MACROBRACHIUM ROSENBERGII) Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - - 2014
Nghiên cứu này nhằm đánh giá sự tăng trưởng và sinh sản của bốn nguồn tôm ở Cà Mau, Cần Thơ, Long An và Đồng Nai làm cơ sở cho việc chọn nguồn tôm gia hóa phục vụ sản xuất giống nhân tạo. Mỗi nguồn tôm được chọn 30 cặp, có khối lượng trung bình từ 6,7 ? 10,3 g/con (tôm đực và tôm cái) và được nuôi vỗ tại Trung tâm giống Thủy sản Đồng Tháp. Mỗi cặp tôm được nuôi riêng trong giai lưới (1 x 1 x 1,5 m) được đặt trong 1 ao ở độ sâu 1 m, diện tích ao 3.000 m2 và thời gian nuôi là 3 tháng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố môi trường trong ao thích hợp cho nuôi vỗ thành thục tôm càng xanh. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (DWG) của tôm Đồng Nai đạt cao nhất (0,25g/ngày đối với tôm đực và 0,22g/ngày đối với tôm cái), trong đó DWG của tôm cái khác biệt có ý nghĩa thống kê (p
#Tôm càng xanh #tôm bố mẹ #sinh sản
Nghiên cứu ương ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) bằng công nghệ biofloc với các mật độ khác nhau Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - Tập 55 Số 2 - Trang 79-87 - 2019
Nghiên cứu nhằm xác định mật độ ương thích hợp cho tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) tốt nhất bằng công nghệ biofloc. Nghiên cứu gồm 4 nghiệm thức mật độ ương là 40; 60; 80 và 100 con/L, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Bể ương tôm bằng composite có thể tích 0,5 m3, bổ sung nguồn carbon từ bột gạo, tỷ lệ C/N=15/1, độ mặn 12 ‰. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nghiệm thức ương mật độ 60 con/L có chiều dài PL-15 (9,94±0,06 mm), tỷ lệ sống (50,2±1,42%) đạt cao nhất khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05) so với nghiệm thức ương mật độ 40 con/L. Năng suất (30.113±863 con/m3) cao hơn, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05) so với nghiệm thức ương mật độ 80 con/L và 100 con/L. Kết quả cho thấy ương ấu trùng tôm càng xanh bằng công nghệ biofloc với mật độ 60 con/L là tốt nhất.
#Ấu trùng tôm càng xanh #biofloc #mật độ #Macrobrachium rosenbergii #tỷ lệ sống
Ảnh hưởng của mật độ thả giống lên hiệu quả nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) xen canh với lúa ở vùng nước lợ Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - Tập 57 - Trang 10-19 - 2021
Ảnh hưởng của mật độ thả giống lên hiệu quả nuôi tôm càng xanh xen canh với lúa vùng nước lợ được thực hiện nhằm tìm ra mật độ nuôi thích hợp. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức (NT1, NT2 và NT3) mật độ 1,5; 2 và 2,5 con/m²; mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Tôm giống có khối lượng 12,7 ± 2,14 g. Độ mặn trong ruộng dao động từ 0 - 7‰. Một số yếu tố môi trường nước và mật độ thủy sinh vật trong ruộng thích hợp cho tôm càng xanh sinh trưởng. Sau 100 ngày, khối lượng tôm cao nhất ở NT1 (39,7 ± 0,38 g) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với NT2 và NT3. Tỷ lệ sống và năng suất tôm nuôi ở NT1 lần lượt là 56,4 ± 1,9% và 336 ± 10,5 kg/ha, NT2 là 52,6 ± 1,7% và 362 ± 6,4 kg/ha và NT3 là 50,6 ± 2,0% và 395 ± 9,1 kg/ha. Tỷ suất lợi nhuận cao nhất ở NT1. Nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng mật độ giống 1,5 con/m2 đạt hiệu quả tốt.
#Giống #lúa #mật độ #tôm càng xanh #xen canh
Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) giống ương theo công nghệ biofloc Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - Tập 54 - Trang 35-44 - 2018
Nghiên cứu nhằm tìm ra ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên tăng trưởng và tỷ lệ sống trong ương giống tôm càng xanh theo công nghệ biofloc. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức với các mức che lưới khác nhau (1) không che lưới, (2) che một lớp lưới, (3) che hai lớp lưới và (4) che ba lớp lưới. Bể ương tôm có thể tích 500 lít, tôm giống có khối lượng 0,006 g/con, mật độ 1.000 con/m3, độ mặn 5‰, sử dụng bột gạo để tạo biofloc với tỷ lệ C/N=15. Theo kết quả nghiên cứu sau 30 ngày ương, tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài, khối lượng của tôm ở nghiệm thức không che lưới là (3,37±0,18%/ngày) và (11,4±0,62%/ngày) cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức có che lưới. Tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức không che lưới (91,5±5,33%) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p
#Biofloc #cường độ ánh sáng #tôm càng xanh
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ẤU TRÙNG VÀ HẬU ẤU TRÙNG CỦA MỘT SỐ NGUỒN TÔM CÀNG XANH (MACROBRACHIUM ROSENBERGII) Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - Số 34 - Trang 64-69 - 2014
Nghiên cứu nhằm đánh giá chất lượng ấu trùng và hậu ấu trùng của một số nguồn tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). ấu trùng tôm càng xanh được sinh sản từ bốn nguồn tôm bố mẹ ở Cà Mau, Cần Thơ, Long An và Đồng Nai được ương đến giai đoạn PL15 trong hệ thống nước xanh cải tiến. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn tôm Đồng Nai tăng trưởng về chiều dài ở giai đoạn 1 (1,88 ± 0,04 mm), giai đoạn 5 (2,95 ± 0,28 mm), giai đoạn 11 (6,9 ± 0,35 mm) và PL15 (9,5 ± 0,42 mm) tốt nhất, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p
#tôm càng xanh #nguồn tôm bố mẹ #chất lượng Ấu trùng
Phân tích khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm càng xanh - lúa luân canh với tôm sú ở v Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - Số 43 - Trang 97-105 - 2016
Nghiên cứu được tiến hành trong năm 2013, thông qua phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nuôi tôm càng xanh kết hợp với lúa và luân canh với tôm sú ở tỉnh Bạc Liêu. Mục tiêu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của nuôi tôm càng xanh, góp phần làm cơ sở cho việc phát triển mô hình trong môi trường nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả cho thấy, trung bình diện tích nuôi của các hộ là 2,2 ha, mương bao chiếm 29,1%. Vùng nuôi tôm có độ mặn dao động trong năm khoảng 2 - 10‰. Mật độ thả tôm trung bình của các hộ là 1,1 con/m2 và có 50% số hộ cho tôm ăn bổ sung bằng các phụ phẩm hay cá tạp. Sau 6-8 tháng nuôi, trung bình năng suất tôm đạt 110 kg/ha/vụ và lợi nhuận đạt 11,5 triệu đồng/ha/vụ. Chi phí nuôi tôm càng xanh chỉ chiếm 11,8 % tổng chi phí sản xuất, nhưng đạt đến 22,7 % tổng lợi nhuận của cả mô hình tôm càng xanh – lúa và luân canh với tôm sú. Ngoài ra, nghiên cứu đã xác định các yếu tố như thời gian nuôi ngắn (6 tháng), ương giống trước khi thả, cho ăn bổ sung và thu tỉa đã làm tăng hiệu quả của mô hình nuôi. Độ mặn 2-10‰ không ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi, nhưng độ mặn 5-10‰ cho tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Kết quả cho thấy mô hình này rất triển vọng để mở rộng phát triển.
#Tôm càng xanh #Macrobrachium rosenbergii #tôm lúa #nước lợ
Sử dụng dịch chiết Bạch hoa xà (Plumbago zeylanica L.) trong ương ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của phương pháp tách chiết và liều lượng dịch chiết Bạch hoa xà (Plumbago zeylanica L.) được bổ sung trong nước nuôi lên sự phát triển của ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Bạch hoa xà được chiết xuất bằng 2 phương pháp: (i) đun lá Bạch hoa xà với nước cất và (ii) ngâm lá Bạch hoa xà trong cồn 70 %. Liều lượng dịch chiết Bạch hoa xà bổ sung trong nước ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh: 0 (đối chứng), 200, 300 và 400 g/m3. Kết quả thí nghiệm cho thấy, bổ sung dịch chiết Bạch hoa xà trong nước ương đã tăng tỷ lệ sống của ấu trùng khi chuyển sang giai đoạn hậu ấu trùng và giảm nguy cơ nhiễm một số nhóm ngoại ký sinh, góp phần tăng năng suất trong ương ấu trùng tôm càng xanh.
#Bạch hoa xà (Plumbago zeylanica) #tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) #ương ấu trùng #ngoại kí sinh